Kinh tế Argentina

Bài chi tiết: Kinh tế Argentina

Argentina hiện tại là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Mỹ Latinh (sau BrasilMéxico), có truyền thống sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp tương đối phát triển, với các ngành mũi nhọn như chế biến thực phẩm, dầu khí, luyện kim, chế tạo ô tô, năng lượng nguyên tử, sinh học... Tính đến năm 2016, GDP của Argentina đạt 541.748 tỷ USD, đứng thứ 21 thế giới. GDP theo sức mua tương đương là 20,972 tỷ USD, đứng thứ 66 thế giới và đứng thứ 5 khu vực Mỹ Latin.

Được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông, nền công nghiệp đa dạng và một nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu, nền kinh tế của Argentina đang là nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ sau Brazil. Quốc gia này xếp thứ hạng rất cao trên thế giới về chỉ số phát triển con người, cũng như là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực. Argentina có một quy mô thị trường trong nước khá lớn và các ngành công nghệ cao ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế [44]

Là một nền kinh tế mới nổi và là một trong những quốc gia đang phát triển hàng đầu thế giới, Argentina nằm trong số các thành viên của G-20. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, sự phát triển kinh tế của nước này rất không đồng đều, với sự tăng trưởng kinh tế cao xen kẽ với những cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Trong thập niên 1980, kinh tế Argentina bị khủng hoảng như nhiều nước Mỹ Latinh khác, từ đầu thập niên 1990 dần được phục hồi, từ 1996 - 2001 quay lại chu kỳ suy thoái và 2002 rơi vào khủng hoảng trầm trọng (tăng trưởng GDP -10,9%, lạm phát 41%), đồng nội tệ bị phá giá, nợ nước ngoài lên đến mức kỷ lục (134 tỷ USD). Đến năm 2003 bắt đầu quá trình hồi phục mới, giai đoạn 2003-2008 kinh tế phát triển mạnh đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 8,2%/năm. Năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, kinh tế suy giảm mạnh, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,9% (tương đương 301 tỷ USD). Từ năm 2010, kinh tế được phục hồi và tăng trưởng trở lại tuy còn chưa ổn định, GDP 6 tháng đầu năm đạt 9,4%, dự kiến cả năm đạt trên 7%, trao đổi thương mại 8 tháng đầu đầu năm đạt gần 80 tỷ USD (so với gần 100 tỷ) của năm 2009), dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 51 tỷ USD (năm 2009 là 45 tỷ), tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 8,4% (2009) xuống còn 7,9%, lạm phát ở mức 11,2%.

Hàng xuất khẩu chủ yếu là ngũ cốc, thịt bò, da bò, dầu thực vật, hàng công nghiệp. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải, hoá chất. Các thị trường xuất nhập khẩu chính: NAFTA (Mỹ, Canada, México), Trung Quốc, EU, Mercosur.

Giao thông

Argentina có hệ thống đường sắt lớn nhất ở châu Mỹ Latinh, với 36.966 km (22.970 dặm) đường ray đi vào hoạt động trong năm 2008 [45]. Hệ thống này liên kết tất cả 23 tỉnh với thành phố thủ đô Buenos Aires cũng như kết nối với tất cả các nước láng giềng.[46]. Hệ thống này đã bị xuống cấp đáng kể kể từ những năm 1940: đến năm 1991 lượng vận chuyển hàng hóa của nó ít hơn 1.400 lần so với năm 1973. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hệ thống đường sắt đã nhận được sự đầu tư lớn hơn từ nhà nước [47][48]. Vào tháng 4 năm 2015, đa số Thượng viện Argentina đã thông qua luật tái quốc hữu hóa đường sắt của đất nước, một động thái đã nhận được sự ủng hộ từ tất cả các đảng chính trị lớn [49][50][51].

Đến năm 2004 Buenos Aires, tất cả các thủ phủ của tỉnh trừ Ushuaia, và tất cả các thị trấn cỡ trung bình đều được nối với nhau bằng 69.412 km (43.131 dặm) đường trải nhựa, trong tổng số chiều dài mạng lưới đường bộ là 231.374 km (143.769 dặm) [52]. Hầu hết các thành phố quan trọng đều được liên kết với một số tuyến đường cao tốc mà ngày càng tăng về số lượng, bao gồm Buenos AiresLa Plata, RosarioCórdoba, Córdoba-Villa Carlos Paz, Villa Mercedes-Mendoza, Quốc lộ 14 General José Gervasio Artigas và Tỉnh lộ Juan Manuel Fangio 2. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng đường bộ vẫn còn nhiều bất cập, chưa thể đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng tăng mạnh do sự suy giảm của hệ thống vận tải đường sắt [46].

Trong năm 2013 Argentina sở hữu 161 sân bay có đường băng trải nhựa trong tổng số hơn một nghìn sân bay trên toàn quốc [53]. Sân bay quốc tế Ezeiza, cách trung tâm thành phố Buenos Aires khoảng 35 km (22 dặm), là sân bay lớn nhất trong cả nước, tiếp theo là Sân bay Cataratas del IguazúMisiones, và Sân bay El PlumerilloMendoza. Sân bay Aeroparque, tại thành phố Buenos Aires, là sân bay nội địa quan trọng nhất.

Du lịch

Argentina đón nhận 5,57 triệu du khách trong năm 2013, là điểm đến hàng đầu ở Nam Mỹ, và thứ hai ở châu Mỹ Latinh sau Mexico [54]. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 4,41 tỷ USD trong năm 2013, giảm từ 4,89 tỷ USD năm 2012.[54] Thủ đô của nước này, Buenos Aires, là thành phố được thăm nhiều nhất ở Nam Mỹ [55]. Có 30 công viên quốc gia ở Argentina, bao gồm nhiều di sản thế giới.

Thác Iguazu, thuộc tỉnh Misiones, là một trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Argentina http://prensa.argentina.ar/2015/04/15/57505-ferroc... http://www.google.com.ar/url?sa=t&source=web&ct=re... http://www.lanacion.com.ar/1766910-desde-hoy-toda-... http://www.pagina12.com.ar/diario/economia/2-27065... http://www.telam.com.ar/ http://www.telam.com.ar/notas/201611/171079-japon-... http://infouniversidades.siu.edu.ar/noticia.php?ti... http://www.argentina.gov.ar/argentina/portal/docum... http://www.diputados.gov.ar/ http://portal.educacion.gov.ar/sistema/la-estructu...